CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 

  Ảo Vọng Du Học


Ảo Vọng Du Học

Tác Giả : Trần Thị Hảo

Thể loại : Truyện Teen

Ra khỏi sở cảnh sát, Bình cứ thẫn thờ. Bước đi vô định. Đất dưới chân như muốn sụp xuống. Thời gian gần đây, cũng đôi lần Bình có linh cảm điều chẳng lành sẽ đến ... Nhưng điều này hoàn toàn Bình chưa hề nghĩ đến. Không hình dung nổi. Giá như còn ở nhà, bên cạnh bố mẹ, Bình đã kệ. Đến đâu hay đó, hơi đâu phải lo, có gì đã có ông bà "bô" rồi! Vừa đi vừa nghĩ, Bình chìm đắm trong những mông lung, không định hướng. Có lẽ Bình đã bước, chân bước mà đầu chẳng biết sẽ đi đâu, về đâu, nếu như bỗng nhiên Bình không nghe thấy tiếng gọi:

- Bình đấy à? Cậu đi đâu thế này? Sao mặt xanh mày xám, không cắt nổi một giọt máu thế kia? Mà áo khoác đâu? Mặc thế này không lạnh à?

Bình ngẩng lên, hóa ra Mai. Mai ở cùng tầng trong ký túc xá với Bình. Cạnh phòng Mai là phòng Hạnh. Còn phòng Bình ở cuối dãy hành lang. Mai và Hạnh đêề là sinh viên năm thứ hai của trường Đại Học Tổng Hợp thành phố Ren ( Rennes ) cách Pa ri ( Paris ) chưừg 500 ki lô mét. Mai học Kinh tế, còn Hạnh học khoa Luật. Bình mới vào ở ký túc xá được mấy tháng, nhưng đôi khi cũng nghe theo số bạn lười học vẫn hay đả kích hai bạn gái chăm học này, nên ở gần nhau mà chẳng mấy quan hệ, gặp nhau ở hành lang, cầu thang hay sân chơi tập thể thì cũng chỉ chào nhau lấy lệ thế mà thôi...

Chương 1

Ra khỏi sở cảnh sát, Bình cứ thẫn thờ. Bước đi vô định. Đất dưới chân như muốn sụp xuống. Thời gian gần đây, cũng đôi lần Bình có linh cảm điều chẳng lành sẽ đến ... Nhưng điều này hoàn toàn Bình chưa hề nghĩ đến. Không hình dung nổi. Giá như còn ở nhà, bên cạnh bố mẹ, Bình đã kệ. Đến đâu hay đó, hơi đâu phải lo, có gì đã có ông bà "bô" rồi! Vừa đi vừa nghĩ, Bình chìm đắm trong những mông lung, không định hướng. Có lẽ Bình đã bước, chân bước mà đầu chẳng biết sẽ đi đâu, về đâu, nếu như bỗng nhiên Bình không nghe thấy tiếng gọi:

- Bình đấy à? Cậu đi đâu thế này? Sao mặt xanh mày xám, không cắt nổi một giọt máu thế kia? Mà áo khoác đâu? Mặc thế này không lạnh à?

Bình ngẩng lên, hóa ra Mai. Mai ở cùng tầng trong ký túc xá với Bình. Cạnh phòng Mai là phòng Hạnh. Còn phòng Bình ở cuối dãy hành lang. Mai và Hạnh đêề là sinh viên năm thứ hai của trường Đại Học Tổng Hợp thành phố Ren ( Rennes ) cách Pa ri ( Paris ) chưừg 500 ki lô mét. Mai học Kinh tế, còn Hạnh học khoa Luật. Bình mới vào ở ký túc xá được mấy tháng, nhưng đôi khi cũng nghe theo số bạn lười học vẫn hay đả kích hai bạn gái chăm học này, nên ở gần nhau mà chẳng mấy quan hệ, gặp nhau ở hành lang, cầu thang hay sân chơi tập thể thì cũng chỉ chào nhau lấy lệ thế mà thôi.

- À, mình đi có chút việc ấy mà ! Chẳng có gì cả ! – Bình vội vàng chống chế cho qua chuyện.

Bình vừa nói vừa bỏ đi, mặc Mai cứ tưng hửng đứng đấy. Bình nói mà chính Bình cũng không hiểu mình nói gì nữa, chẳng nhìn trực diện vào Mai …

* * *

Cách đây một tuần, đang nằm xem ti vi tại nhà, Bình chợt nhớ ra đã đến lúc phải đi làm thủ tục giấy tờ, xin gia hạn thẻ lưu trú. Những sinh viên như Bình, dù là đang học tiếng hay đã là sinh viên các trường đại học, học tự túc hay có học bổng. Sở Cảnh sát chỉ cấp ột tấm thẻ, dán vào hộ chiếu, có giá trị một năm. Một hay hai tháng, trước khi thẻ lưu trú hết hạn, người sở hữu phải lo mà đi khai và làm lại.

Cũng như những lần trước, Bình phải thức dậy thật sớm, mặc dù Sở Cảnh sát chỉ mở cửa vào 9 giờ sáng. Thường phải đến sớm bởi có rất đông người xếp hàng rồng rắn ở ngoài trời. Bình uống quấy quá cốc sữa tươi rồi mặc nhanh quần áo, chạy ra bến tàu điện ngầm. Ra khỏi nhà mới có 7 giờ sáng, đến sở Cảnh sát là 8 giờ kém 15 phút, vậy mà đã có khoảng ba , bốn trăm người đứng sẵn đó rồi. Dù đã trang bị đồ ấm khá kỹ, đôi bàn chân và đôi bàn tay Bình cứ cóng cả lại. Bình đút cả hai tay vào túi áo khoác. Còn đôi chân cứ cứng đơ đơ như mất hết cảm giác. Tập hồ sơ đành kẹp vào nách.

Nhìn ai cũng cùng tâm trạng như mình, muốn được đến lượt ngay, được giải quyết mà không bị hạch sách điều gì, Bình bỗng thở dài ngao ngán. Đông như vậy mà hầu như chẳng ai nói với ai, chỉ trừ khi họ đi đôi hay đi ba mà thôi. Nét mặt ai cũng căng thẳng. Tội nghiệp nhất là cặp vợ chồng trẻ có con còn quá bé mà cũng chẳng được ưu tiên lên xếp hàng trước, cũng chẳng đòi hỏi gì. Mẹ đứng xếp hàng lâu, đứa bé mặc dầu được ủ chăn ấm và ngồi trong cái xắc mẹ điệu trên lưng, vẫn cựa quậy nhiều vì chắc khó chịu. Bé đưa mắt nhìn mọi người xung quanh, dường như thấy toàn người lạ, bỗng bé khóc thét lên. Mẹ bé nói với ngừơi đàn ông đứng bên cạnh, Bình đoán có lẽ là chồng chị ta :

- Anh đứng xếp hàng đây, em cho con ra ngoài một lát.

Hai mẹ con đi đâu đó một lát rồi quay lại. Ngán ngẩm vì cửa vẫn đóng im ỉm mà người đến xếp hàng vẫn từ đâu ùn ùn kéo tới. Phía dưới, hình như có một người da đen đang thản nhiên vượt dòng người đi lên gần đến chỗ Bình, chẳng ai nói gì, đột nhiên, một chị đứng ngay sát Bình phản ứng. Lúc đầu Bình chẳng đế ý. Phần thì tính Bình chẳng thích quan tâm đến những chuyện xảy ra xung quanhn không mấy liên lụy đến mình, phần thì Bình đâu làm gì được với vốn tiếp Pháp ít ỏi của mình. Đứng trước Bình và cặp vợ chồng trẻ nọ là hai cô sinh viên người Châu Á. Họ là người nước nào, ngay từ đầu Bình không cố tìm hiểu. Bình nghĩ nếu họ không phải là người Nhật, Hàn Quốc thì cũng là người Việt Nam, Trung Quốc hay Thái Lan gì đó. Điều đó đối với Bình cũng chẳng có gì là quan trọng. Trong khi đó hai cô gái này lại to nhỏ tỷ tê chuyện trên trời dứơi đất. Chỉ một giây sau, Bình cũng biết đích xác họ là đồng bào của mình. Họ cũng đi xin gia hạn thẻ lưu trú như mình chăng ? Bình tự hỏi nhưng không chủ động bắt chuyện.

Hồi mới sang Pháp, đi đường, trên tàu điện ngầm hay trên xe buýt, ở nơi công cộng, Bình thỉnh thoảng bắt quen khi biết chắc đối tượng là người Việt Nam. Về sau, Bình nghe một số người bảo rằng làm như vậy không có lợi, bởi nếu Bình không may gặp phải những phần tử xấu vẫn thường đến quậy phá Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp vào những ngày lễ, tết Việt Nam, những dịp có các đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức nước Pháp, hay tiếp xúc với những kẻ vẫn dán những khẩu hiệu đả kích Nhà nước Việt Nam vào ngày « Quốc hận », họ sẽ gây rắc rối cho Bình. Thực ra, người mình cũng hay phòng quá xa. Từ ngày sang đây, Bình chưa hề gặp « nạn » như thế bao giờ. Bình đã từng được tiếp xúc với một số Việt kiều ở Pháp, từ những cô bác lớn tuổi, những ông bà già phải xa đất nước từ những năm bốn mươi hay năm mươi, đến các cô chú, anh chị ra đi sau năm bảy mươi nhăm, Bình thấy phần lớn họ là những người tốt, thương yêu con cháu cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết. Hồi còn học ở Paris, Bình được cô Cúc mời vào đại sứ quán Việt Nam tại Pháp dự Tết Việt Nam, được gặp các bác, các cô chú Việt kiều ở đó, Bình thấy từ bác Đại sứ, bác phó Đại sứ cho đến các nhân viên Đại sứ quán đều khen ngợi cộng đồng người Việt Nam tại Pháp. Ở thành phố Bình ở, có vợ chồng một bác sỹ Việt kiều, vợ bác là người Pháp, có hai vợ chồng đều là người Việt Nam, rất quý sinh viên Việt Nam. Họ giúp đỡ sinh viên Việt Nam tận tình và thật vô tư.

Biết là vậy nhưng cũng có lúc Bình không chủ động bắt chuyện. Một trong hai cô sinh viên Việt Nam kia vừa nói chuyện bằng tiếng Pháp với đôi vợ chồng trẻ nọ, vừa giải thích lại cho bạn mình bằng tiếng Việt nên Bình cũng loáng thoáng hiểu được người phụ nữ trẻ có đứa con mới hai tháng tuổi ấy là người Ác Hen ti na. Tiếng Tây Ban Nha là tiếng mẹ đẻ nhưng chị ấy nói tiếng Pháp cũng rất tốt.

Sau khi tốt nghiệp đại học ở xứ sở sương mù, không xin được việc, chị ấy sang Pháp xin học tiếp và lập nghiệp tại đây . Sau ba năm, có bằng cử nhân kế toán của Pháp, chị ấy xin được việc làm tại một công ty kinh doanh bất động sản. Khi đã cầm trong tay bản hợp đồng vô thời hạn do tổng giám đốc công ty này ký, chị đến Sở Cảnh sát để nộp hồ sơ, xin chuyển giấy tờ từ chế độ sinh viên sang chế độ người làm công ăn lương. Nhân viên tiếp chị hôm đó là một người phụ nữ trung tuổi, trông có vẻ dữ dằn, khinh khỉnh. Cô nhân viên yêu cầu chị phải chứng minh đủ loại giấy tờ, thời gian ở và học tập tại nước Anh, giấy phép vào nước Pháp … Do bất cẩn, chị không còn giữ những giấy tờ đó nữa và cũng quan niệm rằng khi mình đã được cấp thẻ lưu trú từng năm một rồi thì những giấy tờ kia không còn cần thiết nữa. Thực ra chị ấy đã nhầm, bởi khi một người nước ngoài tới sống và học tập hay công tác tại Pháp, những giấy tờ đã được cấp dù không còn dùng hàng ngày nữa, vẫn phải giữ.

Hôm đó, chị ấy cãi dữ dội lắm, cho rằng mình sang Pháp đã ba năm, cần gì phải trình những giấy tờ trước đó. Nhưng cô nhân viên lại nói rằng họ cần phải biết chị đến Pháp bằng con đường nào và như thế nào. Kể ra, họ nói cũng có lý. Nhưng nếu trước đó, không có giấy tờ đảm bảo làm sao chị có thể làm được thủ tục vào Pháp bằng con đường chính. Nhưng pháp luật là pháp luật. Cũng có khi người ta cố tình gây khó dễ làm cho đương sự nản. Người nắm trong tay pháp luật cứ cứng nhắc chiếu theo pháp luật mà làm, được hay không, họ không quan tâm. Chỉ khổ đương sự mà thôi. Sau hôm đó, chị mệt mỏi, chán chướng, bỏ luôn, không đến Sở Cảnh sát một lần nào nữa. Thế là những thàng ngày tiếp theo của chị trôi trong tình trạng bất hợp pháp. Chị cũng không thể xin việc làm vì không có giấy tờ. Mệt mỏi, chán chường, chị để mặc. Cũng chẳng hiểu ba năm đó chị sống ra sao nữa. Giờ đây, khi kể lại câu chuyện của mình với hai cô gái Việt Nam, chị vẫn còn ấm ức, mắt ứa lệ :

- Vậy là ba năm bỏ công học hành, thêm ba năm sống vất vưởng, tất cả coi như không được tính vào thời gian Pháp.

- Thì có sao đâu chị ? Giờ chị có chồng quốc tịch Pháp, có con, chị lại làm được giấy tờ, chị cần gì cái thời gian ấy.

- Vậy là các em chưa hiểu. Một người nước ngoaài khi đến nhập cư tại Pháp, thời gian liên tục quan trọng lắm. Bẵng đi ba năm không có giấy tờ, coi như chị mất hẵn sáu năm. Giờ đây, được bảo lãnh, nhưng người ta chỉ tính cho chị bắt đầu sống ở Pháp từ năm nay, con chị cũng vậy. Đúng là ở đây, những người nhập cư hoàn cảnh như mình lắm lúc bị coi thường lắm. Mình cần chứ họ đâu có cần nên cứ mỗi lần đến Sở Cảnh sát này, chị thấy ngán đến tận cổ.

Người đàn ông đứng bên cạnh chị, theo chị nói, lần đầu tiên đến xếp hàng ở đây mà đã thấy ngán. Anh ấy chưa phải là chồng chị nhưng là bố của đứa bé.

Khi đến lượt mình, chỉ có chị và cháu bé vào xử lý công việc. Anh ấy nói phải đi làm rồi trao cho chị quyển sổ hộ khẩu và những giấy tờ cần thiết.

Tuy phải xếp hàng và chờ lâu như vậy nhưng mọi người đều kiên nhẫn chờ đợi và tỏ ra lịch sự. Không có chuyện chen lấn, cãi cọ hay chiếm chỗ …

9 giờ, cửa mở, mọi người cùng ồ lên một tiếng. Sung sướng là vậy , nhưng có phải tất cả mọi người đều được vào phòng ngay đâu. Cứ đứng đấy ! Mặc lạnh lẽo ! Mặc giá rét !

Tuyết vẫn lã chã rơi. Trời âm u nhưng không mưa. Bình chợt nhìn lên. Những đám mây màu chì đè nặng. Những cành cây trơ trụi lá. Mùa đông ở các nước châu Âu thật rõ nét. Bỗng từ đâu, một con chim dẽ gà vụt bay tới trước mặt Bình rồi vút lên ngọn cây, đạp mạnh, rồi lướt nhẹ giữa những cành cây. Vừa xuất hiện được vài giây, chú chim đã đập đập cánh như muốn khoe cái mỏ dài và thẳng của nó. Những người xếp hàng cạnh Bình nói với Bình, loại chim đó thường chỉ gặp được một lần trong năm, vào giữa đông như thế này thôi.

Mỗi lần mở cửa, cảnh sát chỉ ra hiệu cho hai người được vào thôi. Ở phòng đầu tiên, người ta bắt đầu mở túi xách, cặp, cởi áo khoác, v…v. để kiểm tra, đồng thời ột cái máy nhỏ cầm tay lướt lượt người. Thế rồi lượt của Bình cũngb đã đến. Bình nhìn đồng hồ, đã 10 giờ 30 phút. Sau khi được kiểm tra người và đồ đạc xong. Bình bước vào phòng thứ hai. Ơ đây, lại một lần nữa xếp hàng. Tuy hiên, dù sốt ruột cũng cảm thấy dễ chịu hơn ở phía ngoài vì khí ấm của căn phòng. Khi Bình lấy được cái tích kê nhỏ màu xanh để tiếp tục ngồi vào ghế đợi, kim đồng hồ chỉ 11giờ. Từ đó cho đến khi Bình được gọi vào bàn, được nhân viên tiếp, phải mất hơn một giờ đồng hồ nữa.

Lúc chờ gọi đến lượt. Bình thấy hai cô gái Việt Nam có vẻ lo lắng và hồi hộp.

- Chắc đến 12 giờ trưa, nhân viên sẽ nghĩ, chúng mình phải chờ sang chiều mất. Không những phải bỏ học buổi sáng mà là cả ngày. Một cô nói với bạn mình.

Thấy sự lo lắng của hai cô gái, Bình đoán chắc đây là lần đầu tiên họ đến Sở Cảnh sát làm thủ tục. Họ cũng cùng cảnh ngộ như mình thôi. Bình nghĩ. Sau giây lát, Bình nói với họ rằng ở đây nhân viên sẽ thay ca nhau, làm việc cho đến 16 giờ 30 phút, không nghỉ trưa. Nghe xong hai cô gái cảm ơn Bình Và thở phào nhẹ nhõm.

Sau khi hai cô gái Việt Nam vào bàn số 5. Cô nhân viên xem qua hồ sơ của Bình và nghe Bình trình bày. Tuy không hiểu hết những gì Bình đang cố gắng nói nhưng cô nhân viên cũng biết là Bình muốn xin gia hạn thẻ lưu trú. Nghe xong, cô ấy trả lại hồ sơ cho Bình cùng với mảnh giấy ghi địa chỉ của Phòng Cảnh sát quận nơi Bình ở. Bình cứ ngơ ngác … Cô ấy gải thích và Bình nghe được lõm bõm là phải đến chỗ mới theo địa chỉ được ghi trên mảnh giấy vì lần này một mặt Bình đã thay đổi chỗ ở, mặt khác Bình chưa có hẹn của Phòng Cảnh sát quận. Theo nguyên tắc, Bình phải qua Phòng Cảnh sát quận, người ta xem xét hồ sơ rồi mới hẹn ngày giờ cho Bình đến làm việc với Sở Cảnh sát. Thấy Bình hiểu một cách khó khăn, cô nhân viên vừa nói rất chậm, vừa cười khẩy. Cảm giác lẫn lộn khó tả xâm chiếm lòng Bình khi Bình phát hiện ra chi tiết đó.

Ra khỏi Sở Cảnh sát, Bình nhìn đồng hồ. Đã 1 giờ. Lại đến chỗ mới ! Lại phải xếp hàng ! Mới nghĩ đến đó. Bình đã rùng mình sợ hãi. Nhưng không đi sao được ? Ỷ vào ai bây giờ ? Chẳng ai có thể giúp Bình được nữa và Bình cũng không muốn nhờ vã nữa.

Trước đây, do ngại tiếp xúc vì vốn ngoại ngữ quá ít ỏi của mình, Bình nhớ Thái. Lần nào cũng có Thái đi cùng. Thái là con trai cô Cúc, nhân viên một cơ quan đại diện Việt Nam tại Paris. Vợ chồng cô Cúc quen biết bố Bình trong một dịp bố Bình về Hà Nội họp, và từ đó đến nay họ vẫn giữ quan hệ. Chính vì có mối quan hệ đó, Bình mới được gợi ý sang học tiếng Pháp ở Paris. Năm đầu, có Thái giúp đỡ. Đến năm học thứ hai, khi thấy Bình không học được ở Paris, cô Cúc lại tìm cách giúp Bình xin vê ềọc ở tỉnh. Cũng may cho Bình, năm đó Thái cũng phải rời Paris về tỉnh để học, nên họ lại gặp nhau. Thế là Bình lại tiếp tục ỷ vào Thái trong việc làm thủ tục, giấy tờ.

Nghe Bình nói và nhìn cách giao tiếp của Thái, cũng có lúc Bình, cũng có lúc Bình thấy thèm. Nhưng nỗi ao ước ấy cũng có lúc Bình thấy thèm. Nhưng nỗi ao ước ấy cũng chỉ thoảng qua thôi, rồi Bình lại bao biện ình : Anh Thái sang Pháp trước Bình, lại có mẹ chăm sóc hàng ngày, lo ọi chuyện, nói tiếp Pháp tốt hơn Bình là chuyện đương nhiên.

Cứ nghĩ một chiều như vậy để an ủi mình trong lúc này, Bình bước vội.

Chân bước mà những ý nghĩ trong đầu đưa Bình trở về với quá khứ. Những kỷ niệm xa xưa chẳng êm đềm gì lúc này cứ hiện rõ lên mồn một.

Vào một buổi sáng mùa thu trời đẹp. Mây nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh. Cũng như các lớp trong toàn trường phổ thông trung học Bình học, lớp 10D của Bình vừa khai giảng năm học mới được một tháng. Khi tiếng trống trường gióng lên báo hiệu buổi học kết thúc, các bạn chuẩn bị sách vở ra về. Bỗng thầy Cang, hiệu trưởng của trường, bước vào, yêu cầu lớp ở lại họp. Đi sau thầy là cô Lộc, giáo viên chủ nhiệm lớp Bình. Cả lớp ngạc nhiên không hiểu có chuyện gì quan trọng. Hay là cô Thao, giáo viên dạy bộ môn sinh vật, chuyển trường hay gia đình cô có chuyện gì đó. Vì tuần này tiết học của cô để trống. Nhưng nếu chỉ có vậy thì việc gì phải họp lớp gấp gáp như thế. Hơn nữa cũng không đến mức phải có sự hiện diện của cả cô Lộc và thầy Cang.

Hoá ra, trong buổi họp giáo viên toàn trường vừa rồi, cô Thao yêu cầu lớp Bình phải họp để tìm ra thủ phạm đã bỏ một con chuột còn đỏ hỏn vào trong cặp của cô trong giờ giảng và thực hành trên cơ thể chuột.

Về đến nhà, theo thói quen, cô Thao mở cặp lấy chìa khoá mở cửa. Vừa mới thò tay vào cặp, cô đụng phải một vật gì mềm mềm, nóng nóng. Cô giật mình rút tay ra, đưa cặp lại gần cửa sổ hành lang nhìn cho rõ. Thì ối giời! Một con chuột đỏ hỏn, đang mở đôi mắt bé xíu nhìn cô. Cô hoảng hồn vứt cả cặp sách xuống đất, hét lên rồi ba chân bốn cẳng chạy xuống cầu thang. May sao, có bác Thắm, hàng xóm ở căn hộ liền kề căn hộ của cô, ở dưới cầu thang đi lên, đỡ không cho cô chạy tiếp, nếu không hậu quả thật khôn lường.

Là giáo viên dạy bộ môn sinh vật, cô Thao có nhiều cơ hội tiếp xúc với các loài động vật khác nhau. Tuy nhiên không hiểu tại sao, con vật mà cô sợ nhất lại là con chuột.

Theo lời cô Thao kể, năm cô lên bảy tuổi, gia đình cô phải sơ tán về nông thôn vì đế quốc Mỹ đã bắt đầu cuộc chiến tranh leo thang ra miền Bắc. Gia đình cô gồm bốn người, được nhà chủ ượn một phòng rộng khoảng mười tám mét vuông. Nhà ở chật chội, thêm vào đó là khí hậu ẩm thấp, đồ đạc cũng dễ mốc, hỏng. Là một cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ việc nhà, cô thường giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại tủ quần áo, giá sách…Một hôm, cô lôi hết quần áo trong tủ ra để xếp lại. Vừa mới kéo được ít đồ ra, cô bỗng hét lên hoảng hốt khi thấy một ổ chuột con, còn đỏ hỏn, nằm ở góc tủ. Mẹ cô nghe tiếng kêu, chạy vào, thấy con gái nằm ngất lịm trên sàn nhà.

Từ đó, mỗi lần nhìn thấy chuột là cô Thao sợ. một nỗi ám ảnh, đeo đẳng đến là khủng khiếp. Hồi còn là sinh viên, các bạn cô cũng đã một lần làm cô suýt bị tai nạn khi nhảy từ giường tầng xuống đất, chỉ vì cô vừa mới kéo ri đô để trèo lên giường, thì thấy một con chuột đỏ hỏn nằm chềnh ềnh trên chiếc hòm gỗ đựng đồ đạc, quần áo được kê ở đầu giường để làm bàn học, mở hai mắt nhỏ tí nhìn cô.

Trong giờ thực hành môn sinh vật tuần trước ở lớp Bình, có lẽ cô Thao không đề phòng, đã kể ra chuyện đó nên học sinh nào đó đã nghịch ác.

Sau cuộc họp lớp 10D, người ta chẳng mấy khó khăn tìm ra thủ phạm vụ đùa tai ác trên. Chẳng ai khác ngoài Bình. Bình bị kỷ luật. Nhờ mẹ chạy chọt, xin xỏ, Bình thoát, không bị nghỉ học buổi nào.

Nhưng cũng từ đó, Bình trở nên thủ thế hơn, lỳ lợm hơn. Bình chẳng những không tham gia xây dựng bài trên lớp mà khi thầy cô giáo gọi hỏi bài còn trả lời qua loa cho xong chuyện hoặc nói lí nhí. Ở lớp, Bình chẳng chú ý gì đến bài giảng, chẳng chịu ghi chép, về nhà, chẳng chịu học bài, làm bài tập gì cả. Đến cuối năm học, Bình vẫn đủ điểm để lên lớp vì những bài kiểm tra học kỳ và cuối năm đều đạt điểm. Càng lớn Bình càng ý thức hơn sự can thiệp của bố mẹ trong việc "chạy" điểm, "chạy" tội cho anh em Bình. Ỷ vào đó, Bình chẳng học mà cũng chẳng thấy lo. Dần dần Bình chẳng những không sợ gì mà cũng chẳng sợ ai cả.

Lên lớp mười một, Bình càng nhơn nhơn, coi thường tất cả. Trong số giáo viên dạy lớp 11D của Bình, có thầy Khôi, giáo viên dạy môn vật lý, rất nghiêm. Đã nhiều lần thầy cảnh cáo Bình về thái độ học tập trong lớp. Thầy đưa trường hợp của Bình ra trong cuộc họp giáo viên, đề nghị cô giáo chủ nhiệm cho họp lớp, kiểm điểm Bình. Nhưng không hiểu tại sao Bình vẫn tồn tại ngang nhiên trong lớp.

Một hôm trong giờ kiểm tra môn vật lý, thấy thái độ bất bình thường của Bình, thầy Khôi đi ngay xuống chỗ Bình, lôi từ dưới cuốn vở kê bài viết của Bình một tờ giấy ghi hết các công thức, dàn ý của bài giảng, cách giảng các bài tập…

- Tại sao em lại làm như vậy? Em không biết đó là điều tối kỵ, không được phép ư?

- Đề nghị em nộp bài và ra ngay khỏi lớp.

- Em có nghe tôi nói gì không?

Roạc…roạc…Trong giây lát, bài kiểm tra của Bình chỉ còn là những mảnh giấy vụn, được ném ngay trước mặt thầy Khôi và bay tả tơi xuống đất…

Học sinh đang cắm cúi làm bài, không ai bảo ai, quay hết về chỗ Bình. - Thật là hỗn xược hết chỗ nói! – một nữ sinh thì thầm với bạn ngồi cạnh – Tại sao nó lại làm vậy nhỉ? An, người bạn chơi thân với Bình, lẩm bẩm. Thầy Khôi giận tím mặt, đi thẳng về phía bảng, quay lại nói.

- Em hãy đi ra khỏi lớp và khi nào có ý kiến của thầy hiệu trưởng, em mới được trở lại giờ tôi!

Bình gườm gườm nhìn thầy, mặt lầm lì, đi ra khỏi lớp, vẻ thách thức.

Thầy Khôi là một giáo viên dạy giỏi. Thầy vừa giỏi về chuyên môn, lại vừa chuẩn mực về đạo đức, nghiêm khắc trong cuộc sống, trong giảng dạy và trong mọi mối quan hệ. Những tiếng tốt về thầy không chỉ được biết đến trong toàn trường, mà còn bay ra toàn huyện, toàn tỉnh. Thầy thường nói, học giỏi mà không ngoan thì cũng chẳng thành người tử tế được, huống hồ đã kém cỏi lại còn hỗn láo. Đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và bản thân các em học sinh rất quý nể thầy. Gửi con cho thầy, ai cũng yên tâm. Con cái được học với thầy, hầu như phụ huynh nào cũng phấn khởi.

Với uy tín của thầy Khôi như thế, tất cả các bạn ở lớp đều nghĩ, sau sự việc đó, cánh cửa trường học đã khép lại đối với Bình. Bởi vì Bình không chỉ phạm lỗi sao chép bài khi làm bài kiểm tra mà còn phạm phải lỗi mà một người học sinh không dễ được tha thứ, đó là xúc phạm thầy với thái độ xấc xược, coi thường.

Vậy mà không hiểu bằng con đường nào, chỉ một tuần sau, Bình lại đến lớp và vẫn ngồi vào học môn vật lý một cách nghiễm nhiên, có phần khiêu khích. Thầy Khôi dù không muốn, vẫn phải chấp nhận vì có ý kiến của thầy hiệu trưởng.

Rồi cứ như vậy, Bình nhảy lên lớp 12D, không phải thi lại môn nào. Còn thầy giáo Khôi thì xin chuyển trường.

Nhưng cũng chính vì vậy, năm cuối cùng ở trường phổ thông trung học, Bình bỏ nhiều tiết học, có khi bỏ hắn cả buổi học, tụ tập một số bạn bè xấu. Đi đến trường, Bình chẳng mang cặp, sách cũng không, chỉ có một quyển vở và một cây bút nhét vào túi quần. Trước giờ vào lớp, nhóm của Bình tập trung ở quán cà phê trước cổng trường, nói chuyện, hút thuốc, liên hồi văng tục. Trong lớp, Bình vẫn tiếp tục gây ra không ít chuyện khó chịu cho các thầy cô và bè bạn. Ở quê Bình, hầu hết các bạn đi đến lớp bằng xe đạp, một số ít bạn ở gần trường thì đi bộ. Nhà Bình cách trường không xa, nhưng ngày nào người ta cũng nhìn thấy Bình cưỡi một "con" Dream mới cứng. Ai hỏi thì Bình trả lời trong nhà có vài ba "con" như vậy tội gì không dùng.

Cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học cũng đã đến. Trong khi các bạn mải miết ôn tập, Bình lại cùng mấy tay chơi ở lớp đàn đúm, la cà đến các quán karaoke. Hầu hết học sinh lớp 12D đều nghĩ một cách chắc chắn là Bình sẽ trượt thẳng cẳng kỳ thi cuối cấp, mặc dù bố mẹ Bình ngoài việc ghi danh, đóng học phí cho Bình tất cả các buổi, các môn học thêm do lớp tổ chức , còn nhờ giáo viên từng môn đến kèm Bình tận nhà. Bình cũng có đến những buổi học thêm, cũng ngồi nhà chờ giáo viên đến dạy, nhưng thực ra ngồi thì ngồi vậy chứ có con chữ con số nào lọt được vào đầu Bình đâu.

Vậy mà lại một lần nữa, các bạn Bình hết sức ngạc nhiên. Bình đã đỗ tốt nghiệp, và kinh khủng hơn là đỗ loại khá. Điều đó khiến cho biết bao người thắc mắc. Tuy nhiên, thắc mắc làm sao được? Có ai đó muốn kiện, viết đơn rồi mời thanh tra huyện hay tỉnh kiểm tra thì cũng chẳng lần ra được điều gì vì rõ ràng là Bình làm được bài, điểm bài thi của từng môn được chấm đúng với đáp án. Không có một chỗ hở ở một công đoạn nào cả.

Rồi cũng như các cô, các cậu tân tú tài, Bình bắt đầu học ôn tiếp các môn để thi vào đại học.

Trước đó bốn tháng, khi làm hồ sơ thi vào đại học, Bình nghe bố nói:

- Làm trai thời này phải là kỹ sư công nghệ thông tin hay chí ít cũng là cán bộ nghiên cứu đường lối phát triển kinh tế của đất nước mới oai con ạ.

- Theo ông, thằng Bình nhà mình phải học các môn khoa học tự nhiên à? Nó phải thi khối nào có ngoại ngữ ông ạ. Và phải làm hồ sơ cho nó vào trường đại học nào đó bắt đầu bằng chữ "ngoại" ấy, ông hiểu chưa? Sau này cứ phải là làm việc cho các công ty nước ngoài. Tiền lương phải tính bằng đô la mới oách chứ – Mẹ Bình bảo.

- Bà này nói nghe buồn cười nhỉ? Khoa học thiên nhiên là gì?

- Là gì thì tôi chả biết, chỉ biết thi môn toán này, thi môn vật lý này rồi cái môn gì nữa mà nghe nói cứ đến giờ thí nghiệm là toàn ngửi thấy mùi bệnh viện…

- Thế thì bà phải gọi đó là các môn khoa học tự nhiên.

- À ra vậy. nghe nói trường Đại học ngoại thương lấy cả thí sinh khối D nên thằng Bình thi vào đó được đây. Hơn nữa sau này ra trường dễ xin việc. Ông quen nhiều các quan ở cái mảng đó.

- Bà thì biết gì mà nói cho nó ỷ lại. Khối D! Bà có biết nó phải thi những môn gì không? Toán, văn, ngoại ngữ, bà nghe rõ chưa? Mà thằng Bình có biết gì về tiếng Anh đâu.

- Ông khỏi lo! Tôi sẽ thuê thầy dạy nó từ nay cho đến khi thi. Cả ba môn. Học từ sáng đến tối. Bồi dưỡng cho thầy thật cao vào, có mánh nào là thầy sẽ truyền cho nó hết.

- Bà tưởng cứ học suốt ngày mà nó tiêu hoá được hết kiến thức à?

- Ông nói cái gì? Tiêu hoá à! Nghe như tiêu hoá thức ăn, ghê quá! Mà này, tôi nói cho ông nghe. Con mình từ lớp một cho đến lớp mười hai, có phải đúp lại năm nào đâu. Mỗi năm lên một lớp. Thi tốt nghiệp cũng sẽ đỗ cho ông xem. Nhất định kỳ thi này, tôi sẽ bồi dưỡng đủ các kiểu cho thầy và trò. Mọi việc sẽ đâu vào đấy hết, ông khỏi lo!

Nghe bố mẹ tranh luận, Bình cũng chưa hình dung ra hết mình sẽ được bồi dưỡng những gì và tìm cách tiêu hoá kiến thức ra sao. Nó càu nhàu:

- Bố mẹ để cho con yên một tí có được không? Con lớn rồi. Nghe mãi những điệp khúc trên, con ngấy đến tận cổ.

- Con không phải nghĩ gì cả. Mẹ sẽ thu xếp hết. "Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư".

- Ối chà chà! Bà biết gì mà cũng tục với ngữ - Bố Bình nói chêm vào.

Vậy là Bình chẳng được quyết định gì cả - Ừ thì thi vào Đại học Ngoại thương vậy – Bình tự nhủ. Bình không phải làm gì, không phải động đến một việc gì, kể cả việc khai hồ sơ. Mẹ Bình nhờ người làm tất. Được thể, Bình ỷ lại, chẳng quan tâm gì.

Một buổi chiều hè trời oi bức. Cái nóng khủng khiếp kèm theo cái ẩm. Thật khó chịu!Cả Bình và An đều bỏ buổi học thêm môn toán. Sau khi bước ra khỏi quán karaoke, An hỏi Bình:

- Nguyện vọng một của cậu là trường nào?

- Cậu cứ hỏi bà "bô" tớ khắc biết – Bình trả lời.

- Thế còn nguyện vong hai?

- Tớ cũng chả biết nữa.

- Sao cậu thờ ơ với tương lai của mình đến vậy?

- Tớ đâu có được bàn bạc, ý kiến gì về việc đó. Chẳng ai hỏi ý kiến, nguyện vọng gì của tớ cả, họ cứ tự ý làm. Mà tớ cũng quen rồi, thây kệ đời!

An bỗng cười khành khạch

- Ha…ha… ! Hay thật đấy! Đời hay thật đấy! Mà cũng lạ thật đấy! Tục ngữ có câu "công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Câu này chỉ dừng đến đây thôi cậu ạ. Bố mẹ cậu đúng là lo và trang bị cho cậu từ chân tơ đến kẽ tóc…Một cậu ấm thời hiện đại, cậu còn gì phải than phiền nữa nào?

Đang thao thao bất tuyệt, bỗng nhiên An dừng lại, chạnh lòng nghĩ đến hoàn cảnh của mình…


Phan_2
Phan_3
Phan_4
Phan_5
Phan_6
Phan_7
Phan_8 end
Phan_gioi_thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .
Duck hunt